Phân biệt và cách sử dụng: 「こと」 và 「の」
Phân tích phần 1 về cách sử dụng 「こと」 và 「の」
1.名詞+の+「こと」
奨学金のことで伺いたいんですが・・
仕事のことでご相談があるんですが・・。
試験のことを話してください
Biểu thị những việc liên quan tới sự vật hay sự việc nào đó. Vì là việc liên quan tới nên có thể dùng 「~のことで」hay「~のことを」để thay thế
彼のことが好き。
先生が私の作文のことをほめてくれた。
Ở đây không chỉ nói là thích “anh ấy” hay khen “bài văn của tôi” mà là thích tất cả những gì liên quan tới “anh ấy” và khen tất cả những gì liên quan tới “bài văn của tôi”
2.名詞化の「こと」
「こと」là từ được thêm vào sau động từ hay tính từ để biến chúng thành danh từ “danh từ hoá”
Ví dụ: bạn thích thể thao sẽ là
「私の趣味はスポーツです」
Nhưng nếu muốn nói bạn thích xem phim sẽ phải nói như thế này
私の趣味はスポーツです。
– -↓
映画を見る→ 映画を見ること
– – ↓
私の趣味は映画を見ることです。
Hay ở ví dụ tiếp theo đưa ra giả thuyết là bạn đã biết thông tin về sóng thần có ở Nhật Bản
私はテレビで情報を知った。
Khi muốn nói bạn biết thông tin về sóng thần ở Nhật thì bởi danh từ là “thông tin” nên khi thay đổi danh từ với nội dung là 「日本で津波があった」vào thì sẽ thế này
私はテレビで日本で津波があったことを知った。
Vậy sẽ có 3 vấn đề xảy ra ở đây, trước 「こと」sẽ là động từ thể thông thường
【問題1】
1.漢字を覚えます+それはおもしろい
2.李さんが帰国しました+知っていますか
3.ほめられ、愛されます+子供にはそれが必要だ
→ 1.漢字を覚えることはおもしろい。
2.李さんが帰国したことを知っていますか。
3.子供には、ほめられ、愛されることが必要だ。
Có nhiều trường hợp có thể thay thế 「こと」bằng「の」, nhưng cũng có nhiều trường hợp không thể làm vậy
3.Cách phân biệt「こと」と「の」
Phân tích cách dùng của 「こと」và「の」
「こと」と「の」の使い分けを説明する前に、まず【問題2】に挑戦してみてください。
Mình có chút ví dụ ở dưới đây, các bạn thử làm xem sao nhé
【問題2】( )の中から「こと」か「の」のうち適切なほうを選んでください。(両方使える場合もあります。)
1.今朝地震があった(こと/の)は知らなかった。
2.父が賞をもらった(こと/の)をとてもうれしく思います。
3.私の趣味は絵を描く(こと/の)です。
4.私の今の目標は大学院の試験に合格する(こと/の)だ。
5.本は2週間借りる(こと/の)ができる。
6.明日出張する(こと/の)になった。
7.きのう人が車にはねられた(こと/の)を見た。
8.小川:何してるの?
秋山:友達が来る(こと/の)を待っているのよ。
Qua ví dụ trên chúng ta thấy được
* cả 2 đều dùng được「こと」và「の」ở ví dụ(1,2)
* chỉ dùng được「こと」ở ví dụ(3,4,5,6)
* chỉ dùng được 「の」ở ví dụ(7,8)
1.Đối với trường hợp dùng được cả 2 「こと」と「の」
Trừ những trường hợp chỉ sử dụng được 1 trong 2 thì cơ bản là dùng thay thế sẽ không có vấn đề gì. Và thường là の sẽ dễ sử dụng trong văn nói hơn.
2.Đối với trường hợp chỉ dùng được 「こと」
Có 2 trường hợp lớn sau đây
A.Trước thể 「です・だ・である」không thể sử dụng được phương pháp danh từ hoá có đi kèm「の」
Trước 「です・だ・である」sẽ là cấu trúc 「動詞/文+こと」
Nếu sử dụng 「の」thì sẽ biến thành câu thể hiện cảm xúc của người nói 「のだ/んだ」
林:仕事は何ですか。
森:あなたのお手伝いをすることですよ。(名詞化の「こと」)
あなたのお手伝いをするの/んですよ。( cảm xúc của người nói の「のだ」)
B.Trường hợp những mẫu câu có sẵn ở thể cố định
1)「~ことにする」người nói quyết định làm việc gì đó
「~ことにしている」thói quen
Những mẫu câu này được thống nhất theo thể cố định rồi nên không dùng 「の」để thay thế được
Ví dụ:
仕事をやめる(こと/の)にした。(Quyết định, quyết tâm)
日記をつける(こと/の)にしている(thói quen)
2)「~ことになる」kết quả, hay quyết định bởi ai đó, tập thể, quy tắc nào đó
Ví dụ:
来週出張する(こと/の)になった。(Kết quả, quyết định)
たばこを吸うと、退学させられる(こと/の)になっている。(Quy tắc, quy định)
3)「~ことがある」kinh nghiệm, đã từng …
Ví dụ:
富士山に登った(こと/の)がある。(経験)
自分で料理を作る(こと/の)がある(機会)
4)「~ことはない」kinh nghiệm, cơ hội phủ định của 「~ことがある」
Và thêm 1 ý nghĩa nữa là không cần phải …
Ví dụ:
わざわざ行く(こと/の)はない。メールか電話をすればいいよ。
5)「必要だ」「大切だ」quan trọng, cần thiết
Ví dụ:
人間は趣味を持つ(こと/の)が必要だ/大切だ。
6)「決める」「約束する」quyết định, hứa hẹn
Ví dụ:
大学院を受ける/受けない(こと/の)に決めた。
二度と遅刻しない(こと/の)を約束します。
3. Trường hợp chỉ sử dụng 「の」
A.Khi đứng trước là những động từ chỉ sự cảm nhận, cảm giác như 「見る・見える」「聞く・聞こえる」「感じる」
Ví dụ:
車が近づいてくる(こと/の)が聞こえる。
彼が私に気を使っている(こと/の)を感じる。
B.Đứng trước 「止(と)める」「手伝う」「待つ」
Ví dụ :
私は、彼が仕事をやめようとしている(こと/の)を止(と)めた。
母が料理を作る(こと/の)を手伝う。。
彼からメールが来る(こと/の)を待っている。
Những động từ này là những động từ chỉ trạng thái nên sẽ không dùng để chỉ sự vật sự việc
参考文献 国際交流基金
Nay tạm thời tới đây, các bạn đọc kĩ để có thể nắm rõ hơn cách sử dụng và cách phân biệt để tránh nhầm nhé!
———-
Nguồn Cao Kieu Nga đã chia sẻ. fb: https://fb.com/kieunga.mina
Chúc bạn học tốt, thi tốt.