Những câu giao tiếp tiếng Nhật thông dụng và cách sử dụng
Trong bài này chúng ta cùng học về những câu giao và cách sử dụng thông dụng nhất trong tiếng Nhật.
Bài 1: Konnichiwa – Konbanwa
こんにちは – konnichiwa : Xin chào hay chào buổi trưa chiều
こんばんは – konbanwa : Chào buổi tối
Cách dùng:
– Khi gặp người lạ.
– Chào người mà bạn ít quen biết.
– Khi gọi dt buổi tối.
– Chào khi vào cửa hàng hoặc vào nhà một ai đó mà không thấy có người ở đấy
– Câu chào trước đám đông trong buổi họp.
Tránh ko dùng vào các trường hợp:
– Người nhà, người lớn tuổi.
– Người quen mà ngày nào bạn cũng gặp như bạn bè, đồng nghiệp ….
– Lưu ý: – Chỉ chào 1 lần trong ngày đối với 1 người.
Ví dụ: A, B chưa quen biết nhau lắm.
A: こんにちは (Xin chào)
B: こんにちは (Xin chào)
A: こんばんは ( Chào buổi tối)
B: こんばんは ( Chào buổi tối)
– Trong cửa hàng:
A: こんにちは (Xin chào)
Nhân viên: はーい (Hai – Vâng)
B:こんばんは ( Chào buổi tối)
Nhân viên: いらっしゃいませ (irasshai mase)
Hoan nghênh quý khách đến
Tìm hiểu văn hoá giao tiếp Nhật
Người Nhật khi gặp nhau thường cúi người chào hoặc gật đầu, ít khi bắt tay nhau. Tuỳ theo tuổi tác, địa vị người đối diện mà có mức độ cúi người hay gật đầu khác nhau.
Khi trò chuyện, người Nhật hay gật đầu để thể hiện sự chú ý lắng nghe đối với câu chuyện của người đối diện. Ngưng gật đầu ở đây ko có nghĩa là đồng ý, tán đồng ý kiến, nên tốt nhất là phải xác minh lại tránh gây sự hiểu lầm.
Đối với những người mà bạn cần phải tôn kính thì ko dc dùng ” こんにちは – konnichiwa ” hay “こんばんは – konbanwa” Nếu ko tìm dc câu chào phù hợp thì nên gật đầu hay cúi người hoặc một số câu xã giao khác.
Bài 2 : Ohayoo Gozai masu.( おはよう ございます )
おはよう – Ohayoo (chào buổi sáng) dùng trong các mối quan hệ thân mật.
おっす – Ossu (chào buổi sáng) dùng trong các mối quan hệ rất rất thân mật, con trai dùng.
Dùng khi:
– Gặp nhau lần đầu của mọi người trong nhà hoặc người quen mà bạn thường gặp.
– Đối với người bạn phải tôn kính hay người già thì phải dùng nguyên câu “Ohayoo Gozai masu. おはよう ございます ”
– Đối người nhỏ tuổi hay ngang vế, hoặc địa vị thấp hơn thì có thể dùng câu giản đơn ”
おはよう – Ohayoo ”
Chú ý:
– Ko dùng với người ko thân quen.
– Chỉ chào 1 lần trong ngày đối với 1 người.
Ví dụ: A,B là bạn và cùng tuổi.
A: おはよう ございます. (chào buổi sáng)
B おはよう. (chào buổi sáng)
Bài 3: Sayoonara
1. さようなら。Sayoonara (tạm biệt)
2. では、 また。 Dewa mata (hẹn gặp lại)
3. 失礼します (しつれいします) Shitsurei shimasu (tôi xin đi trước)
4. お休みなさい (おやすみなさい)Oyasumi nasai (Chúc ngủ ngon)
Được dùng khi:
– Sau khi chia tay có 1 khoảng thời gian không gặp mặt thì dùng “さようなら。Sayoonara” hay ngắn gọn hơn “さよなら。Sayonara”
– Lúc sắp chia tay, có thể gặp lại nữa thì dùng “では、 また。 Dewa mata ” hay ngắn gọn “じゃ、 また。 ya (zya hay jya), mata” ; “じゃね yane”
– Lúc đứng dậy chào chủ nhà dùng ” 失礼します (しつれいします) Shitsurei shimasu ”
– Lúc gác điện thoại thì “失礼します (しつれいします) Shitsurei shimasu”
– Lúc chia tay người quen vào buổi tối thì dùng ” お休みなさい (おやすみなさい)Oyasumi nasai ” hay ngắn gọn là “おやすみ oyasumi” chúc ngủ ngon
Chú ý:
Ngoại trừ “失礼します (しつれいします) Shitsurei shimasu” cách trả lời các câu tam biệt khác hầu hết là nói lại câu người nói trước, nhưng cần chú ý mức độ khách sáo
Ví dụ:
1. A,B là 2 người ngang tuổi. A về nước chia tay B
A : さようなら。Sayoonara (tạm biệt)
B: さよなら。Sayonara (tạm biệt)
2. A,B cùng đi ra ngoài và giữa đường thì chia tay nhau
A: では、 また。 Dewa mata (Vậy hẹn gặp lại sau)
B: じゃ、 また。 ya, mata (Gặp lại sau)
3. Đang ở nhà B, A đứng dậy từ biệt đi về
A: では (dewa), 失礼します (しつれいします) Shitsurei shimasu
Tôi xin về trước nha
B: また、来てください( また、きてください ) mata, kitekudasai
Lần sau ghé chơi
4. Chia tay cuộc gọi.
A: では (dewa), 失礼します (しつれいします) Shitsurei shimasu
Vậy thôi nghỉ nha
B: ごめんんください。 gomen kudasai . Bye
5. Chia tay buổi tối
A: お休みなさい (おやすみなさい)Oyasumi nasai (Chúc ngủ ngon)
B: おやすみ. oyasumi chúc ngủ ngon
6.Trước cửa nhà B, A chào tam biệt B
A: じゃ、 おじゃま しました。Ja, ojama shimashita.
Làm phiền anh quá.
Bài 4: Sumimasen.
すみません。Sumimasen : Xin lỗi, làm phiền, cảm ơn
Dùng khi:
– Khi muốn ng khác giúp đỡ như hỏi đường, mua hàng ….
– Khi ng khác giúp đỡ bạn như giúp nhặt đồ, chỉ đường, nhường chỗ …..
Lưu ý:
– Khi muốn ng khác giúp đỡ, bạn chào là “すみません。Sumimasen” . Nếu ng đối diện ở 1 khoảng cách nhất định bạn phải nói lớn “すみません。Sumimasen” để ngta chú ý đến bạn. Nếu nói trực tiếp thì dùng “すみません。Sumimasen” thể hiện sự tự nhiên, ngoài ra nên dùng “すみませんが。sumimasen ga” với giọng điệu nhẹ nhàng làm ng nghe có cảm giác thân thiện gần gũi.
– nếu ngta chào bạn bằng “すみません。Sumimasen” hay “すみませんが。sumimasen ga” thì câu đáp lại đơn giản là はーい (Hai – Vâng).
Ví dụ:
1. Trogn cửa hàng
A: すみません。Sumimasen : Xin lỗi
Nhân viên: はーい (Hai) , 何にしましょうか .(nani ni shimashoo ka)
Vâng , anh cần gì ạ?
2. Trong cửa hàng
Nhân viên: すみません . これ は お客 (きゃく) さん の もの でしょ うか。
Sumimasen. Kore wa okyaku san no mono deshoo ka?
Xin lỗi. đây có phải đồ của quý khách đánh rơi không ạ?
B: ああ。 どうも すみません。
aa. Vâng xin cảm ơn rất nhiều.
Tìm hiểu văn hoá giao tiếp ở Nhật
– すみません。Sumimasen còn có nghĩa là “thật ngại quá” thể hiện ý khiêm tốn và cảm tạ. trên cơ bản nếu bạn gây phiền phức cho ng khác thì phải dùng “すみません。Sumimasen”. Và đó là câu nói cửa miệng của ng Nhật. Đây là câu nói xã giao tạo sự thân thiện khi giao tiếp.
Bài 5: ありがとう ございます。Arigatooo gozaimasu
Dùng khi:
– khi cần sự giúp đỡ làm việc gì đó và được người khác giúp thì dùng câu “ありがとう ございます。Arigatooo gozaimasu” cảm ơn nhiều. Còn “すみません。Sumimasen” dùng để cảm ơn ngkhac giúp bạn việc gì đó mà bạn ko biết trước
– Lúc ng khác mời hay khen bạn.
Ví dụ:
1.
A: じゃ、 コーヒーをどうぞ.
Ja, koohii o doozo. Mời a uống cà phê.
B: ありがとう ございます。
Arigatooo gozaimasu – cảm ơn a.
2.
A: じゃ、くるま で おくり ましょう。
Ja, kuruma de okuri mashoo. Vậy để tôi lái xe tiễn a.
B: ありがとう ございます。
Arigatooo gozaimasu – cảm ơn a.
3.
A: B さん, 日(に) 本(ほん) 語(ご)が お 上手(じょうず) ですね。
B san, nihongo ga ojoozu desune – B này tiếng nhật a giỏi thật.
B: ありがとう ございます。
Arigatooo gozaimasu – cảm ơn a.
Bài 6: Arigatoo gozaimashita
ありがとう ございました。 Arigatoo gozaimashita : Cảm ơn
Dùng khi:
– Khi một người nào đó đã dành 1 khoảng thởi gian nhất định để làm việc gì đó cho bạn, hãy sử dụng câu này để bày tỏ sự cảm ơn trực tiếp ng đó, chẳng hạn như khi ai đó đến sân bay đón bạn, hay sau khi ban phát biểu ..v…v… để thể ý cảm tạ ng nghe, nên dùng câu này sau khi đọc diễn văn
Ví dụ:
1. Ở sân bay
A: ようこそ いらっしゃい ました。
Yooko iashai mashita. mừng a đến.
B: ありがとう ございました。
Arigatoo gozaimashita : Cảm ơn a.
2. Sau khi đọc diễn văn
ご清聴(ごせいちょう), どうも ありがとう ございました。
Goseichoo, doomo arigatoo gozaimashita
Cảm ơn mọi người đã lắng nghe.
3.
A: 昨日(きのう), どうも ありがとう ございました。
Kinoo, doomo arigatoo gozaimashita
Hôm qua thật cảm ơn a.
B: いいえ。iie. Không có chi
Tìm hiểu văn hóa giao tiếp của Nhật
– Do ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, sau khi dc người khác khen ngợi, ng Nhật thường không phủ nhận mà vui vẻ tiếp nhận lời khen đó. Những ng trẻ tuổi thường hay dùng câu này.
Bài 7: Itadakimasu.
いただきます。Itadakimasu Cảm ơn vì bữa ăn
Dùng khi:
– Lúc bắt đầu dùng bữa.
Ví dụ:
1. Ở nhà hàng
A: じゃ, どうぞ。
Ja, doozo. Nào, xin mời a.
B: はい, いただきます。
Hai, Itadakimasu Cảm ơn vậy thì tôi ko khách sáo.
2. Ở nhà A
A の母: B さん, ごはん です よ。
Mẹ A: ăn cơm đi nào..
B: はーい、ああ。おいし そう。 いただきます。
Vâng, trông ngon quá. Vậy con ăn đây ạ.
Tìm hiểu văn hóa giao tiếp Nhật
– ” いただきます。Itadakimasu ” thường dc dịch là “Tôi ăn đây”,” Vậy thì tôi không khách sáo” , nghĩa gốc của ” いただきます。Itadakimasu ” có nghĩa là”tiếp nhận” do đó câu này ko chỉ có ý nghĩa là cảm ơn cho việc dc chiêu đãi, mà còn thể hiện ý cảm ơn cho việc dc chiêu đãi, mà còn thể hiện ý cảm ơn đối với việc dc thưởng thức món ăn.
Xem thêm bài:
Học 100 Bài Kaiwa tiếng Nhật thông dụng
200 Câu giao tiếp tiếng Nhật thông dụng